Magical Difference

    Sự Khác Biệt Kỳ Diệu

hotline: 0903.69.41.69

Tin Tức

Bệnh nhân với con mắt siêu hiếm trông như bánh pizza 8 miếng: Minh chứng cho thấy y học đã từng đáng sợ như thế nào
Thứ bảy, 14:22 Ngày 26/01/2019 .

Đó là một thủ thuật xưa trong phẫu thuật giác mạc, có thể biến mắt bệnh nhân trông như một viên hồng ngọc nhưng đổi lại là những rủi ro kỳ lạ.

Trong lịch sử y học, đôi khi có những thủ thuật mang tính chất nghệ thuật thực sự. Chẳng hạn con mắt dưới đây.

Người mộng mơ sẽ thấy con mắt này giống một viên hồng ngọc, còn kẻ thực tế thì thấy nó giống một chiếc bánh pizza 8 miếng. Nhưng tựu chung thì đây là con mắt có thật. Nó thuộc về một người phụ nữ 41 tuổi giấu tên, người từng trải qua một quy trình phẫu thuật nhãn khoa trong thế kỷ 20.

Trường hợp của người phụ nữ này mới được công bố trong một nghiên cứu gần đây. Và vì nó này không còn tồn tại nữa, đâm ra con mắt của bà lại càng hiếm hơn.

Lịch sử của phương pháp kỳ dị

Được biết, phương pháp này có tên "phẫu thuật giác mạc tỏa tròn" - một thủ thuật làm thay đổi hình dạng của giác mạc, khiến ánh sáng thay đổi hướng đi để khắc phục tật cận thị. Phương pháp được sáng tạo bởi bác sĩ nhãn khoa người Nga tên Svyatoslav Fyodorov, người đến giờ phút này vẫn được vinh danh là huyền thoại trong lịch sử nhãn khoa thế giới.

Fyodorov nghĩ ra phương pháp này khi khám cho một bé trai. Cậu bé tham gia vào một cuộc ẩu đả, bị đấm vỡ kính và một mảnh kính đã găm vào mắt, gây xước giác mạc. Sau khi gắp mảnh kính ra, Fyodorov đã theo dõi quá trình phục hồi của cậu bé và nhận ra một hiện tượng đáng kinh ngạc: không những mắt cậu lành, mà tầm nhìn và thị lực đều được cải thiện rất nhiều.

Từ đó, Fyodorov nảy ra ý tưởng tìm cách thay đổi khúc xạ ánh sáng trên mắt, bằng cách mô phỏng lại những vết xước ông nhìn thấy trong mắt cậu bé.

Đến thập niên 1970, Fyodorov công bố phát hiện mới, rằng với chuỗi các vết rạch từ 4, 8, 12, 16 hoặc 32 đường trên giác mạc có thể khắc phục các lỗi ánh sáng bị khúc xạ. Ở các thập kỷ sau đó, phương pháp của ông trở nên cực kỳ phổ biến, giúp cho hàng triệu người không cần phải đeo kính nữa.

Thành công của vị bác sĩ người Nga đã khiến nhiều bác sĩ khác trên thế giới cũng học theo. Thống kê cho thấy trong giai đoạn này, riêng tại Mỹ và Canada đã có 8 triệu người được phẫu thuật.

Nhưng kết quả thì sao?

Sự thật là khi phương pháp trở nên phổ biến quá mức, rủi ro với bệnh nhân qua từng ca phẫu thuật cũng tăng cao.

Các báo cáo cho thấy rủi ro nhiễm trùng và thủng giác mạc với loại hình phẫu thuật này là rất cao. Kết quả cũng không ổn định, không nhất quán. Rất nhiều người trước phẫu thuật thì cận thị, sau phẫu thuật chuyển thành viễn thị, buộc họ phải đổi sang một loại kính mới.

Đó cũng là trường hợp của người phụ nữ trong nghiên cứu trên. Thị lực của cô giảm dần kể từ khi thực hiện phẫu thuật lúc trẻ, và khiến chứng viễn thị ngày càng nặng hơn. Khi khám nghiệm kỹ hơn, bác sĩ của cô bất ngờ nhận ra những đường vạch kỳ lạ bên dưới võng mạc, và đưa ra kết luận rằng chính chúng đã khiến thị lực của cô suy giảm.

Với vết tích như vậy thì có thể nói khó ai có thể cải thiện tình hình được. Các bác sĩ chỉ có thể kê thuốc cho cô, đồng thời khuyên cô nên đeo kính để bảo vệ mắt. Và cũng thật may là theo như nghiên cứu, tật viễn thị của bệnh nhân đã có dấu hiệu giảm bớt sau đó 6 tháng.

Dù vậy, phẫu thuật tỏa tròn cũng cho khá nhiều kết quả tốt. Theo một nghiên cứu vào năm 1990 thì sau 1 thập kỷ, có 1/2 số bệnh nhân thực hiện phẫu thuật có thị lực 20/20. Chỉ 1/3 phải tiếp tục đeo kính thôi.

Ngày nay, với sự xuất hiện của laser trong y học, chúng ta có thể trị tật cận thị mà không phải chịu nhiều rủi ro như người xưa.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học New England Journal of Medicine.

Theo http://kenh14.vn

TOP
Chat Messenger Chat Zalo