Monitor theo dõi bệnh nhân là một thiết bị rất quan trọng trong các khoa cấp cứu, chăm sóc đặc biệt, phòng mổ,…Monitor theo dõi các thông số sinh tồn, giúp các bác sĩ nắm được tình trạng bệnh nhân một cách liên tục. Thông thường, monitor theo dõi bệnh nhân biểu diễn các thông số dưới 2 dạng: số và dạng sóng. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng monitor theo dõi bệnh nhân và cách bảo quản.
THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ CẦN CÓ:
+ Máy chính, điện cực, dây đất, dây nguồn
+ Cắm điện nguồn 220V, khởi động máy: nhấn phím ON/OFF or Power , kiểm tra các chức năng monitor: ECG, SpO2, Huyết áp, Nhiệt độ
MÔ TẢ HÌNH DẠNG, CÁC PHÍM BÊN NGOÀI CỦA MÁY
+ ALARM INDICATOR : Đèn hiển thị báo độn
+ TOUCH SCREEN : Màn hình cảm ứng
+ POWER SWITCH : Công tắc nguồn
+ AC POWER LAMP : Đèn hiển thị đang dùng điện nguồn
+ BATTERY LAMP : Đèn hiển thị đang dùng nguồn pin
+ REMOTE CONTROL SENSOR : Cảm biến điều khiển từ xa
+ SPEAKER : Loa ngoài
+ RECORD/STOP KEY : Ấn phím này để bật/tắt máy in+
+ ERROR LAMP : Đèn hiển thị máy bị lỗi
+ HOME KEY : Ấn phím này để trở về màn hình theo dõi
+ MENU KEY : Ấn phím này để vào chương trình cài đặt máy
+ NIBP START/STOP KEY : Ấn phím này để bật/tắt đo huyết áp
+ NIBP INTERVAL KEY : Ấn phím này để chọn chế độ đo huyết áp
+ SILENCE ALARMS KEY : Ấn phím này để tắt báo động
QUY TRÌNH SỬ DỤNG MONITORING
Cắm điện nguồn 220V, gắn dây đất, khởi động máy: nhấn phím ON/OFF hoặc Power
Monitor theo dõi bệnh nhân
Monitor:
Gắn hệ thống đo huyết áp: vào cánh tay người bệnh, mép dưới của bao đo huyết áp cách nếp khuỷu 3 – 5cm.
+ Đường đi của hệ thống đo HA trùng với đường đi của động mạch khuỷu tay.
+ Sao cho bao đo huyết áp ôm chặt lấy cánh tay, không được chặt hoặc lỏng.
+ Bấm đo huyết áp chờ kết quả:
+ Cài đặt thời gian đo ngắt quãng.
+ Nếu nghi ngờ kết quả đo thì phải tiến hành đo lại bằng Huyết áp kế.
– Gắn sensor SpO2: vào ngón tay hoặc ngón chân người bệnh
+ Đặt bàn tay người bệnh úp, kẹp sensor vào đầu chi người bệnh
+ Sao cho dây dẫn của sensor SpO2 nằm ở phía trên của mu bàn tay hoặc bàn chân
+ Chờ kết quả và xem đường biểu diễn của SpO2 hiển thị trên màn hình– Gắn cáp ECG: Loại gồm 5 dây điện cực
+ Gắn miếng điện cực vào đầu dây điện cực
+ Gắn miếng điện cực lên người bệnh nhân:
RA: Tay phải – giao điểm mỏm cùng vai với đầu ngoài xương đòn phải
RL: Chân phải – giao điểm của xương sườn 11 với đường nách giữa bên phải
LA: Tay trái – giao điểm mỏm cùng vai trái với đầu ngoài xương đòn trái
LL: Chân trái – giao điểm của xương sườn 11 với đường nách giữa bên trái
V : Mỏm tim – 1/3 dưới bờ trái xương ức
+ Chờ kết quả hiển thị trên màn hình Monitor: đường biểu diễn điện tâm đồ, nhịp tim…
+ Cài đặt ngưỡng báo động.
Monitor với bộ 3 dây điện cực chính:
Dán điện cực: RA (trắng – vai phải), LA (đen – vai trái), LL (đỏ – hố chậu trái), nhấn phím LEAD SELECT, màn hình hiện sóng tương ứng các chuyển đạo I, II, III,…
+ Có thể thu nhỏ hoặc phóng đại biên độ các sóng trên màn hình bằng cách nhấn phím ECG SIZE
+ Cài đặt vùng báo động: nhấn phím ALARM. 3 vùng: 150/40, 120/60, 160/90
+ Ghi lại điện tim: nhấn phím RECORD, nhấn lần nữa nếu muốn ngưng ghi
+Nhấn CODE SUMMARY ghi lại quá trình từ khi khởi động máy gần nhất, nhấn lần nữa nếu muốn ngưng ghi. Chức năng này tự hoạt động mỗi khi tắt máy.
+ Tắt máy: nhấn phím ON/OFF hoặc Power.
BẢO QUẢN
Đối với máy chính:
– Lau chùi máy mỗi ngày bằng khăn mềm thấm nước hoặc dung dịch nước xà bông vắt khô. Đặc biệt không dùng cồn
– Để máy trong phòng thoáng mát, khô ráo
– Tránh vận hành máy nơi dễ cháy, nổ.
– Không để bất kỳ đồ vật gì lên trên máy
Lưu ý: Cắm điện thường xuyên khi không sử dụng để máy luôn sẵn sàng hoạt động khi cần
Đối với dây cáp ECG.
– Không được để cáp bị xoắn, rối
– Lau sạch cáp sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc bị bẩn do dịch tiết, máu…
Đối với dây sensor SpO2, dây đo nhiệt độ:
– Lau thật sạch sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc bị bẩn
– Không được để dây bị xoắn, rối
Đối với hệ thống đo Huyết áp:
– Lau thật sạch sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc khi bị bẩn. Bao đo huyết áp giặt khi bẩn hoặc có mùi hôi..
– Không được để hệ thống dây bị xoắn hay rối…