Magical Difference

    Sự Khác Biệt Kỳ Diệu

hotline: 0903.69.41.69

Máy Đo Huyết Áp

OMRON HEM - 6121 ( Cổ tay)
OMRON HEM - 6121 ( Cổ tay)

Giá: 845,000 VNĐ

    Mã sản phẩm:
  • Hãng sản xuất : OMRON
  • Xuất xứ : Việt Nam
  • Bảo hành :
  • Tình trạng: Còn hàng

chi tiết sản phẩm

Máy đo huyết áp cổ tay HEM-6121 sử dụng công nghệ đo thông minh cho kết quả chính xác hơn. HEM-6121 trang bị bộ nhớ 30 lần đo, có tín hiệu cảnh báo đã quấn vòng bít đúng chưa, báo hiệu phát hiện rối loạn nhịp tim khi đo, giúp người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm kiểm tra huyết áp tại nhà.

Tính năng nổi bật của máy đo huyết áp cổ tay HEM-6121:

- Công nghệ Intellisensemới, tự động hoàn toàn.

- Có chỉ dẫn quấn vòng bít đúng.

- Báo nhịp tim bất thường.

- Biểu tượng huyết áp cao.

- Bộ nhớ lưu 30 kết quả đo cùng thời gian đo.

- Gọn, nhẹ, bền đẹp, dễ sử dụng.

Thông số kỹ thuật của máy đo huyết áp cổ tay HEM-6121:

- Phương pháp đo: Đo dao động.

- Giới hạn đo:

  • Huyết áp: 0 tới 299 mm Hg.
  • Nhịp tim: 40 tới 180 nhịp/phút.

- Độ chính xác:

  • Huyết áp: ± 3 mm Hg.
  • Nhịp tim: ± 5%.

- Tự động bơm và xả khí.

- Pin: 2 pin AAA.

- Trọng lượng: 101g (không gồm pin).

- Kích thước máy (mm): Khoảng 78 (rộng) x 60 (cao) x 21 (dài)

- Phụ kiện kèm theo:

  • Hộp đựng.
  • Hướng dẫn sử dụng.
  • Pin.

- Trọng lượng: 500g.

 Hướng dẫn cách đo huyết áp với máy đo huyết áp cổ tay HEM-6121:

a. Bước 1: Cách lắp/thay pin:

+ Tháo nắp đậy pin.

+ Lắp 2 pin AA vào khoang chứa pin và sau đó đóng nắp pin lại.

b. Bước 2: Cách quấn vòng bít:

- Không quấn vòng bít vào chỗ cổ tay. Lòng bàn tay hướng lên trên.

- Quấn vòng bít xung quanh cổ tay.

c. Bước 3: Tư thế đo:

- Bạn nên đo ở nơi yên tĩnh, tư thế thư giãn, nhiệt độ phòng đo thoải mái, không quá nóng hoặc quá lạnh.

- Không tắm, uống rượu bia hoặc cà phê, hút thuốc, tập thể dục hoặc ăn 30 phút trước khi đo huyết áp.

+ Ngồi trên ghế với bàn chân để trên nền nhà phẳng.

+ Ngồi thẳng lưng.

+ Vòng bít ở vị trí ngang tim.

d. Bước 4: Cách đo huyết áp:

- Ấn phím Start/Stop. Tất cả biểu tượng sẽ hiện trên màn hình.

- Vòng bít sẽ bắt đầu bơm hơi tự động.

- Tháo vòng bít và tắt máy.

- Ấn phím Start/Stop để tắt máy. Máy sẽ tự động lưu kết quả đo vào bộ nhớ và tự động tắt sau 2 phút.

Lưu ý khi sử dụng máy đo huyết áp cổ tay HEM-6121:

Hỏi ý kiến bác sĩ trong các trường hợp sau: khi mang thai, bị loạn nhịp tim, bị chứng xơ cứng động mạch hoặc có vấn đề về lưu lượng máu xấu hoặc rối loạn tuần hoàn máu.

1. Thận trọng:

- Không để máy cho trẻ nhỏ hoặc người không có khả năng biểu cảm tự sử dụng.

- Không sử dụng máy cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài việc đo huyết áp.

- Không tháo rời máy hoặc vòng bít.

- Không sử dụng điện thoại di động hoặc các thiết bị khác phát ra điện từ trường gần máy. Điều này có thể làm cho máy hoạt động không đúng.

- Không sử dụng máy trong khi đang ngồi trên xe hơi (hoặc máy bay).

2. Sử dụng pin:

- Nếu dung dịch pin chảy bị dính vào da hoặc quần áo, rửa ngay với nhiều nước sạch.

- Chỉ sử dụng 2 pin kiềm (alkaline) "AA" hoặc mangan với máy. Không sử dụng các pin khác. Không lắp sai các điện cực pin.

- Ngay khi pin cũ đã hết điện thay cả 2 pin mới cùng lúc, không sử dụng pin mới và cũ cùng lúc. Tháo pin nếu không sử dụng máy trong thời gian 3 tháng hoặc hơn.

Phân loại huyết áp:

Tổ chức Y tế thế giới WHO và Hiệp hội cao huyết áp thế giới (ISH) đưa ra sự phân loại huyết áp dưới đây: 

Phân loại Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg)
Huyết áp tối ưu < 120 <80
Huyết áp bình thường

120 - 130

80 - 85
Huyết áp bình thường cao 130 - 140 85 - 90
Huyết áp cao nhẹ 140 - 160 90 - 100
Huyết áp cao tương đối 160 - 180 100 - 110
Huyết áp cao nghiêm trọng > 180 > 110

- Những người có huyết áp tâm thu dưới 100mmHg được coi là huyết áp thấp.

- Tuy nhiên, sự phân loại này chỉ là hướng dẫn chung vì huyết áp tối ưu của mỗi loại phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe bản thân và kế hoạch điều trị của bác sĩ. 

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh huyết áp thấp:

Nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp:

1. Do giới tính:

- Theo các số liệu thống kê, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh huyết áp thấp nhiều hơn nam giới, do thể trạng phần đông chị em phụ nữ yếu hơn, sức đề kháng hạn chế hơn lại trải qua các giai đoạn nhạy cảm trong cuộc đời khiến sức khỏe có phần giảm sút như sinh nở, tiền mãn kinh, mãn kinh,…

2. Do gien di truyền:

- Bệnh huyết áp thấp là bệnh có khả năng di truyền rất lớn, bố mẹ hoặc những người thân trong gia đình có tiền sử bị bệnh huyết áp thấp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.

3. Do tuổi tác:

- Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn do lúc này động mạch hoạt động ít dẻo dai hơn nên gây nên huyết áp thấp. Sức khỏe hạn chế, khả năng đề kháng yếu, các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém hiệu quả trong đó có hệ tuần hoàn, không cung cấp đủ máu cho các cơ quan hoạt động dẫn đến huyết áp thấp.

4. Do mắc một số bệnh:

- Bị bệnh thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả làm mất muối trong cơ thể gây nên huyết áp thấp.

- Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bệnh thần kinh có nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp cao hơn.

- Bệnh nhân bị một số bệnh liên quan đến tim như nhịp tim chậm, hở van tim, suy tim,… cũng gây huyết áp thấp.

- Cơ thể bị mất nước nhiều: Bị tiêu chảy, nôn liên tục, đổ mồ hôi quá nhiều do lao động nặng, chơi thể thao quá sức.

- Bị chảy máu nhiều: Do cơ thể bị thương tích lớn, xuất huyết nội tạng, ho ra máu liên tục. Hoặc cơ thể bị bệnh thiếu máu cũng dẫn đến bệnh huyết áp thấp.

5. Do bị hạ đường huyết:

- Lượng glucoza trong cơ thể bị suy giảm dưới mức cho phép (mức cho phép lượng đường trong máu là 2.5mmol/l).

6. Phụ nữ mang thai:

- Đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hệ tuần hoàn phải tăng cường hoạt động dẫn đến huyết áp bị giảm thấp.

7. Do cơ thể bị sốc hay phản ứng đột ngột trước các tác nhân gây dị ứng:

Đó có thể là các loại thực phẩm dị ứng với cơ địa cơ thể, nọc độc côn trùng, các tác nhân khác… gây khó thở, nổi mẩn ngứa, nổi mề đây và giảm huyết áp.

Triệu chứng bệnh huyết áp thấp:

Bệnh nhân bị huyết áp thấp tùy theo mức độ tụt huyết áp nặng nhẹ khác nhau mà có những biểu hiện tương ứng từ nhẹ đến nặng như sau:

- Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng động, trí óc khó tập trung, dễ nổi cáu, tức giận.

- Có cảm giác buồn nôn.

- Đầu óc choáng váng, hoa mắt chóng mặt, thoáng ngất nhẹ ngồi một lúc mới thấy đỡ.

- Cảm giác toàn thân rã rời, không muốn hoạt động, làm việc, chỉ muốn nghỉ ngơi, thư giãn.

- Suy giảm khả năng tình dục, da nhăn, khô, rụng tóc nhiều.

- Có cảm giác khó thở và hơi tức ngực khi làm việc nặng, leo cầu thang bộ.

- Người bị ra nhiều mồ hôi nhưng toàn thân có cảm giác ớn lạnh.

- Bị ngất trong khoảng thời gian ngắn và hồi phục nhanh khi có tác động từ bên ngoài vào cơ thể nhằm tăng huyết áp hoặc cơ thể có xu hướng tự phục hồi.

- Trụy mạch xảy ra nhanh, đột ngột, ý thức mơ màng, huyết áp hạ, mạch nhanh, nhỏ. Triệu chứng này thường xảy ra đối với bệnh nhanh bị mắc bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc hay bệnh tim mạch nặng.

- Sốc: Xảy ra một cách từ từ, mạch nhanh, huyết áp hạ, toàn thân ớn lạnh.

- Chết đột ngột: Là tình trạng không có huyết áp, không mạch và không phục hồi được dù đã cấp cứu hồi sức.

Trên đây là những nguyên nhân, triệu chứng bệnh huyết áp thấp mà chúng ta cần lưu ý để biết cách tự bảo vệ sức khỏe của chính mình, tránh được những biến chứng nguy hiểm do huyết áp thấp gây ra. Và dù trong trường hợp nào cũng không nên chủ quan với những bất thường của cơ thể, bởi nếu bạn không cẩn thận thì những bất thường đó sẽ gây ra những hậu quả rất khó lường.

 

sản phẩm cùng loại

  • Máy đo huyết áp bắp tay Beurer BM26

    Máy đo huyết áp bắp tay Beurer BM26

    Liên hệ

    Mã sản phẩm:

  • Laica BM2301

    Laica BM2301

    Liên hệ

    Mã sản phẩm:

  • Beurer BC44

    Beurer BC44

    Liên hệ

    Mã sản phẩm:

  • Beurer BM47

    Beurer BM47

    Liên hệ

    Mã sản phẩm:

  • Beurer BM77

    Beurer BM77

    Liên hệ

    Mã sản phẩm:

  • Omron JPN600

    Omron JPN600

    Liên hệ

    Mã sản phẩm:

    TOP
    Chat Messenger Chat Zalo